Giới thiệu về luật Sở Hữu Trí Tuệ
Tại Teezily, chúng tôi cam kết chấp hành quy định của luật Sở Hữu Trí Tuệ quốc tế, vì vậy chúng tôi cũng mong Zilers tôn trọng quyết định này.
Do vấn đề luật và các chuẩn mực pháp lý cho vấn đề này rất chi tiết và phức tạp, đặc biệt là cho các nội dung trên mạg Internet, chúng tôi hoàn toàn hiểu sẽ không dễ dàng gì khi áp dụng vào các chiến dịch trên Teezily.
Vì vậy, qua bài viết này, Teezily hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cần thiết về luật Sở Hữu Trí Tuệ
Trademark
Thương hiệu, hay còn gọi là Nhãn hiệu thương mại có thể là một biểu tượng, một thiết kế, một từ hay một câu nói được đăng kí pháp lý, bởi một cá nhân hay tổ chức mà nó đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ của người đó. Thương Hiệu không chỉ đại diện cho quyền sở hữu, mà còn giúp khách hàng nhận ra công ty hay doanh nghiệp, cho họ sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ.
Thương Hiệu được coi là ‘tài sản’ lớn và quan trọng của công ty, vì vậy nó được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Luật bảo vệ Thương Hiệu phòng chống việc nhái lại hay làm ra các bản sao, cũng như các phiên bản được sửa lại nhằm mục đích gây hiểu nhầm đến khách hàng với thương hiệu gốc.
Teezily nghiêm cấm việc dùng Thương Hiệu trong các chiến dịch, trừ khi bạn được sự cho phép từ chủ sở hữu. Do đó, bạn cần phải gởi xác nhận cho đội ngũ Teezily nếu bạn có quyền dùng hình ảnh đại diện từ một thương hiệu nào đó. Việc trích một phần hình ảnh, slogan hay câu chữ của một Thương Hiệu đã đăng kí đều không được phép.
Copyright
Bản quyền là luật bảo vệ tính ‘độc quyền’ cho các tác phẩm của một tác giả, một cá nhân, không quan trọng về chất lượng hay phương thức sử dụng. Bản quyền được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (gọi là tác phẩm) không bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân hay cá thể khác. Tác giả có thể sử dụng luật này để bảo vệ quyền lợi cá nhân và các lợi ích kinh tế trong mối liên quan với tác phẩm.
Nhiều người nghĩ rằng các nội dung trên mạng, hay các tác phẩm được tìm thấy trên Internet không bị ràng buộc bởi luật bản quyền và có thể sửa hay thay đổi tùy ý mà không cần đến sự cho phép. Một số người khác nghĩ rằng những nội dung này không được bảo vệ, trừ khi nó đã được đăng ký bản quyền. Điều đó hoàn toàn sai! Khi một người đăng sản phẩm của họ lên mạng, luật bản quyền được tự động áp dụng và chính họ nắm giữ quyền sở hữu đó.
Tại Teezily, chúng ta không được phép dùng các sản phẩm mà không được sự cho phép về Quyền tác. Nhưng bạn có thể lấy cảm hứng hay tìm ra ý tưởng khác từ một tác phẩm khác. Khi bạn tạo chiến dịch trên Teezily, Quyền tác giả được áp dụng tự động cho thiết kế của bạn. Vì vậy, bạn có quyền báo với chúng tôi nếu ai đó sao chép và sử dụng nó.
Author’s right: là một phần của luật Copyright, thuật ngữ được dịch từ tiếng Pháp
Quyền tác giả là một thuật ngữ phổ biến hơn ở các nước châu Âu so với các nước Anh Mỹ. Tác giả bao gồm các nhà văn, nhà soạn nhặc, nghệ sĩ, điêu khắc … Với quyền lợi này, tác giả có thể thu lại lợi nhuận từ các sáng tạo của họ, ủy quyền cho việc sản xuất lại dưới mọi hình thức.
Ví dụ, một nhà văn không đăng kí bản quyền cho toàn bộ các cuốn sách của anh, nhưng việc sử dụng trích dẫn trong sách hoặc tên nhân vật có liên quan là vi phạm.
Personality rights – Quyền hình ảnh cá nhân
Một cá nhân có quyền kiểm soát việc sử dụng thương mại về tên, hình ảnh, chữ kí hay các khía cạnh khác liên quan đến bản thân họ. Do đó, bạn không thể tạo ra các chiến dịch về một người nào đó mà không có sự cho phép của họ.
Các vi phạm phổ biến nhất trong lĩnh vực này liên quan đến những người nổi tiếng. Quảng cáo tên và hình ảnh của họ trong một bối cảnh thương mại thậm chí còn nghiêm trọng hơn rất nhiều vì những yếu tố này không chỉ được bảo vệ bởi về bởi luật hình ảnh, mà còn liên quan đến các công ty đại diện cho họ hay các sản phẩm hàng hóa liên quan…
Các trang web hữu ích
Bạn có thể đọc thêm về luật Sở Hữu Trí Tuệ với các trang web dưới đây. Tất cả đều có mục hỏi đáp FAQ và công cụ tìm kiếm.
– https://www.inpi.fr: Viện quản lý quốc gia Pháp về Tài sản công nghiệp
– https://euipo.europa.eu/ : Văn phòng Châu Âu về Sở hữu trí tuệ
– http://www.wipo.int : Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
– http://www.uspto.gov: Văn phòng chính phủ Mỹ về Bằng sáng chế và Bản quyền